Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Trang thông tin luận án của Nghiên cứu sinh Phạm Thanh Bình

Đăng ngày: 10-05-2024 | 262 lần đọc
|

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN

 

Tên luận án:“Điều khiển quá trình lên men liên tục chè đen OTD trên cơ sở thị giác máy tính và logic mờ”.

Chuyên ngành: Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa                  Mã số: 9 52 02 16

Họ và tên NCS: PHẠM THANH BÌNH

Người hướng dẫn:

1. PGS.TS. Đào Huy Du

2. PGS.TS. Lại Khắc Lãi

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên

 

Nội dung:

Luận án đã nghiên cứu xác định được các thời điểm có sự biến đổi rõ rệt nhất về màu sắc chè lên men trên dây chuyền thiết bị lên men liên tục chè đen OTD. Tác giả đã đề xuất thuật toán điều khiển thông số công nghệ quá trình lên men chè đen dựa trên thị giác máy tính và logic mờ, đã đề xuất được hai định lý và một thuật toán điều khiển phi tập trung LQR.

  1. Qua quá trình thực nghiệm trên hệ thống lên men chè đen tại nhà máy chè Sông Lô, tác giả đã đưa ra thời điểm có sự biến đổi rõ rệt nhất về màu sắc và các chỉ tiêu chất lượng của quá trình lên men. Chỉ rõ được các thời điểm xung quanh thời điểm lên men 60 phút, 90 phút, 110 phút trên mô hình thực nghiệm. Từ đó, đã nghiên cứu sử dụng thuật toán xử lý ảnh HSV, xây dựng các bộ dữ liệu ảnh mẫu tại 3 thời điểm đặc trưng, xây dựng thuật toán đối sánh ảnh mẫu với ảnh quan sát làm cơ sở cho điều chỉnh các thông số công nghệ quá trình lên men chè đen.
  2. Đề xuất thuật toán điều khiển thông số công nghệ của hệ thống điều khiển thông số công nghệ quá trình lên men chè đen dựa trên thị giác máy tính và logic mờ, thuật toán đã được ứng dụng vào dây chuyền sản xuất chè đen tại Nhà máy chè Sông Lô đã chứng minh tính đúng đắn của thuật toán đề xuất.
  3. Đề xuất thiết kế bộ điều khiển tối ưu phi tập trung cho hệ thống van điện từ của dây chuyền lên men chè đen, tác giả đã đề xuất được hai định lý và một thuật toán điều khiển phi tập trung LQR. Tác giả đã chứng minh chặt chẽ đề xuất bằng toán học và mô phỏng các van điện từ đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

 

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis title: Control the continuous fermentation process of OTD black tea based on computer vison and fuzzy logic"

Specialty: Control and automation engineering                Code: 9 52 02 16

Full name of PhD student: PHAM THANH BINH

Full name of the instructor:

1. AssocProf. Dr. Dao Huy Du

2. AssocProf. Dr. Lai Khac Lai

Name of institution: Thai Nguyen University of Technology - Thai Nguyen University

 

Content:

This thesis investigates the identification of time points with the most significant color changes in fermented tea on the OTD black tea continuous fermentation equipment line. The author proposes a machine vision and fuzzy logic-based control algorithm for black tea fermentation process parameters, and proposes two theorems and a decentralized LQR control algorithm.

  1. Through experimental research on the black tea fermentation system at the Song Lo tea factory, the author determines the time points with the most significant changes in color and quality indicators of the fermentation process. The author specifies the time points around the fermentation time of 60 minutes, 90 minutes, and 110 minutes on the experimental model. Based on this, the author studies the use of the HSV image processing algorithm, builds image data sets of samples at 3 characteristic time points, and builds an algorithm for matching sample images with observation images as a basis for adjusting the technological parameters of the black tea fermentation process.
  2. The author proposes a control algorithm for the technological parameters of the black tea fermentation process control system based on machine vision and fuzzy logic. The algorithm has been applied to the black tea production line at the Song Lo Tea Factory and has proven the correctness of the proposed algorithm.
  3. The author proposes the design of an optimal decentralized controller for the solenoid valve system of the black tea fermentation line. The author proposes two theorems and a decentralized LQR control algorithm. The author proves the proposal rigorously mathematically and simulates the solenoid valves to meet the specified requirements.

 

Nguồn: Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp - Đại học Thái Nguyên.