Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Đề án tổ chức thi đánh giá đầu vào đại học bằng hình thức thi trên máy tính (V-SAT) của Đại học Thái Nguyên

Đăng ngày: 15-04-2024 | 382 lần đọc
|

THÔNG TIN VỀ KỲ THI ĐÁNH GIÁ ĐẦU VÀO ĐẠI HỌC

TRÊN MÁY TÍNH CỦA ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NĂM 2024 (V-SAT-TNU)

(Trích Đề án tổ chức thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính
của Đại học Thái Nguyên năm 2024)

 

1. Mục tiêu, nội dung bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính

Anchor1.1 Mục tiêu

Tổ chức kỳ thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính nhằm xác định người học đáp ứng yêu cầu học đại học phục vụ công tác tuyển sinh theo từng ngành, lĩnh vực. Kỳ thi đánh giá người học phục vụ tuyển sinh đầu vào đại học trên máy tính là kỳ thi độc lập.

- Tuyển được người học có phẩm chất, năng lực học tập đáp ứng được yêu cầu đào tạo theo từng trình độ và có khả năng hoàn thành tốt các chương trình đào tạo.

- Tạo thuận lợi cho thí sinh, giảm áp lực thi và giảm chi phí cho việc tổ chức thi tuyển.

- Phù hợp với xu thế hội nhập và các yêu cầu đào tạo tiên tiến trên thế giới.

Anchor1.2 Nội dung bài thi

1.2.1 Bài thi có một số đặc trưng sau

(1) Nội dung thi bám sát Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) hiện hành, có tính phân loại cao.

(2) Ngân hàng câu hỏi thi (NHCHT) được xây dựng theo quy trình khoa học, áp dụng các lý thuyết và kỹ thuật hiện đại của khoa học đo lường và đánh giá trong giáo dục bảo đảm có độ tin cậy và độ giá trị.

(3) NHCHT có số lượng câu hỏi, số tiểu mục câu hỏi thi lớn bảo đảm khách quan và công bằng trong đánh giá.  

(4) Kết quả bài thi cho phép báo cáo kết quả chẩn đoán từng cá nhân, cung cấp chi tiết điểm mạnh, điểm yếu của thí sinh để hỗ trợ chọn ngành học phù hợp.

(5) Hiệu quả trong việc tổ chức triển khai: Hình thức tổ chức thi trên máy tính ngoài ưu điểm tổ chức thi khách quan thì phương thức này còn rất hiệu quả trong khâu tổ chức thi và công bố kết quả, có thể tổ chức thi nhiều đợt tại nhiều địa điểm.

(6) Quy trình xây dựng NHCHT, quy trình tổ chức thi bảo đảm sự khách quan, bảo mật và hiệu quả. Quá trình tổ chức thi, tạo đề thi được thực hiện ngẫu nhiên qua hệ thống phần mềm, không có sự can thiệp của con người vào việc lựa chọn đề thi. Ngoài ra, quá trình tổ chức thi luôn có sự giám sát của thanh tra đơn vị, với sự phối hợp của công an PA03.

1.2.2 Nội dung, hình thức và thời gian thi

- Nội dung thi: Nội dung thi nằm trong Chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12 (khoảng 90% kiến thức thuộc chương trình lớp 12; khoảng 10% kiến thức thuộc chương trình lớp 10 và lớp 11).

- Môn thi: Tổ chức thi 07 môn thi độc lập, gồm: Toán, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí.

- Hình thức thi: Thi trắc nghiệm khách quan theo từng môn thi độc lập trên máy tính.

- Thời gian làm bài: Môn Toán 90 phút; các môn Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, mỗi môn thi 60 phút.

- Các dạng câu hỏi trong đề thi: 03 dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, gồm: Câu trắc nghiệm Đúng/Sai; Câu trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi (Ghép hợp); Câu trắc nghiệm Trả lời ngắn.

- Cấu trúc chung các môn thi:

Nội dung

đánh giá

Dạng thức, số lượng, cấp độ câu hỏi

Dạng thức

Số lượng câu hỏi

Số lượng tiểu mục câu hỏi

Điểm thô

Cấp độ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Chương trình GDPT hiện hành (có tiếp cận, định hướng theo Chương trình GDPT 2018)

Đúng/ Sai

15 câu

60

(15x4)

90

5 câu

5 câu

3 câu

2 câu

Ghép hợp

5 câu

20

(5x4)

30

1 câu

2 câu

1 câu

1 câu

Trả lời ngắn

5 câu

5

30

2 câu

1 câu

1 câu

1 câu

Tổng số

25

85

150

8

8

5

4

- Cách chấm điểm: Các bài thi được tính điểm theo cả hai cách: điểm thô và điểm năng lực. Điểm thô của một thí sinh sẽ là tổng số điểm mà thí sinh đạt được dựa trên số tiểu mục câu hỏi trả lời đúng. Đối với dạng thức câu hỏi Đúng/Sai và Ghép hợp, mỗi câu hỏi có 4 tiểu mục câu hỏi; trả lời đúng mỗi tiểu mục sẽ được 1.5 điểm. Đối với câu hỏi trả lời ngắn, mỗi câu trả lời đúng được 6 điểm. Tổng điểm mỗi bài thi là 150 điểm.

Ở bài thi này, để đạt điểm tối đa, thí sinh phải trả lời đầy đủ và đúng 85 tiểu mục câu hỏi thi- đây là điểm khác biệt và cũng là ưu điểm của định dạng bài thi V-SAT.

2. Thời gian và địa điểm thi

  • Thời gian thi: Đại học Thái Nguyên dự kiến tổ chức 04 đợt thi:

STT

Thời gian dự kiến tổ chức thi

Ngày thi

Thời gian nhận hồ sơ đăng ký dự thi

1

Tháng 6 (01 đợt thi)

Ngày 01-02/6/2024

Từ ngày 05/5/2024 đến ngày 22/5/2024

2

Tháng 7 (02 đợt thi)

Ngày 06-07/7/2024

Từ ngày 05/5/2024 đến ngày 28/6/2024

Ngày 27-28/7/2024

Từ ngày 05/5/2024 đến ngày 19/7/2024

3

Tháng 8 (01 đợt thi)

Ngày 24-25/8/2024

Từ ngày 05/5/2024 đến ngày 17/8/2024

(Lịch thi có thể được điều chỉnh theo tình hình thực tế)

  • Địa điểm thi: Tòa nhà T1B, Trung tâm khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục - Đại học Thái Nguyên.

3. Một số lưu ý đối với thí sinh dự thi

Nội dung thi bám sát chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, thí sinh không cần ôn tập hay luyện thi thêm bất cứ nội dung gì, thí sinh chỉ cần sử dụng đúng các nội dung mình đã học tại trường THPT để tham gia thi.

Thí sinh được thi nhiều môn và tham gia nhiều đợt thi, được sử dụng tổ hợp môn, kết quả của lần thi có điểm cao nhất để đăng ký xét tuyển, cách thức sử dụng kết quả thi này giúp thí sinh có thể lựa chọn thời gian thi thoải mái nhất, thoát khỏi áp lực của một kỳ thi quan trọng duy nhất trong năm.

 

Chi tiết xem tại file đính kèm.

- Quyết định số 1548/QĐ-ĐHTN quy định cấu trúc định dang đề thi V-SAT

- Quyết định số 1549/QĐ-ĐHTN phê duyệt Đề án tổ chức thi V-SAT

 

Nguồn: Ban Đào tạo và Quản lý người học - Đại học Thái Nguyên