Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Tỉnh Bắc Kạn mã số 4.2017.10 do TS. Nguyễn Thị Lan Anh - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

Đăng ngày: 26-09-2019 | 1056 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

  • Tên dự án: Xây dựng mô hình Hợp tác xã kiểu mới trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ một số sản phẩm hàng hóa trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Bắc Kạn
  • Mã số: 4.2017.10
  • Chủ nhiệm dự án: TS. Nguyễn Thị Lan Anh
  • Tổ chức chủ trì: Đại học Thái Nguyên
  • Thời gian thực  hiện: 2017-2019

2. Mục tiêu

* Mục tiêu chung:

Xây dựng thành công 01 HTX hoạt động hiệu quả từ khâu sản xuất đến khâu cung ứng sản phẩm ra thị trường, góp phần xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững tại tỉnh Bắc Kạn.

* Mục tiêu cụ thể

  • Xây dựng 01 mô hình HTX kiểu mới để tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ  một số sản phẩm hàng hóa trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm miến dong tại tỉnh Bắc Kạn.
  • Nâng cao năng lực quản trị điều hành và tổ chức quản lý sản xuất cho HTX và các thành viên để tạo ra các sản phẩm an toàn gắn với chuỗi giá trị.
  • Hỗ trợ các HTX xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc nông sản và phát triển thương hiệu HTX.
  • Kết nối và mở rộng được thị trường tiêu thụ nông sản cho HTX, tăng cường vai trò của HTX trong chuỗi giá trị bền vững.

3. Tính mới và sáng tạo

Dự án triển khai tại địa bàn xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn thu hút quan tâm các hộ trồng và chế biến dong riềng. Dự án đã hỗ trợ người dân từ khâu trồng theo tiêu chuẩn VietGAP đến chế biến, đóng gói đa dạng hóa bao bì sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm ngoài thị trường. Đã phát triển thành công 01 mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới, gắn với thị trường, gắn với chuỗi giá trị, nhằm góp phần cải thiện đời sống của người dân huyện Na Rì, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

4. Kết quả nghiên cứu

  • Đã xây dựng 01 mô hình HTX Côn Minh hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới để tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm các loại miến dong.
  • Đã nâng cao năng lực quản trị điều hành và tổ chức quản lý sản xuất cho HTX và các thành viên để tạo ra các sản phẩm an toàn gắn với chuỗi giá trị.
  • Hỗ trợ các HTX xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc nông sản và phát triển thương hiệu HTX qua hệ thống nhận diện mã số, mã vạch và bao bì sản phẩm.
  • Kết nối và mở rộng được thị trường tiêu thụ nông sản cho HTX qua website: htcconminh.vn, tiêu thụ sản phẩm qua các Siêu thị tại Thái Nguyên và Hà Nội.

5. Sản phẩm

* Sản phẩm chính của dự án (các báo cáo)

  • Đã xây dựng 01 Hợp tác xã Miến dong phụ nữ Côn minh Hoạt động hiệu quả, đạt yêu cầu Hợp tác xã kiểu mới.
  • Đã xây dựng 01 mô hình thâm canh 05ha Dong riềng VIETGAP và tiếp tục nhân rộng mô hình tại địa bàn xã Côn Minh.
  • Đào tạo, tập huấn với các đối tượng được tham gia đào tạo 06 lớp tập huấn theo các chủ đề được xây dựng.
  • Báo cáo tổng kết, tóm tắt dự án.

* Bài báo khoa học: 02 bài báo trong nước

  1. Nguyễn Thị Lan Anh, Đào Thị Hương (2018), “Kinh nghiệm xây dựng mô hình HTX kiểu mới cho địa bàn tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí KH&CN Thái Nguyên, 191(15), tr.47-50.
  2. Nguyễn Thị Lan Anh, Đào Thị Hương (2019), “Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dong riềng trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí KH&CN Thái Nguyên. Chấp nhận đăng tháng 9/2019.

* Sản phẩm khác:

  • 01 báo cáo khảo sát mô hình.

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

  • Phương thức chuyển giao: Kết quả nghiên cứu được chuyển giao cho Liên Minh Hợp tác xã, HTX trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và siêu thị tiêu thụ nông sản.
  • Địa chỉ ứng dụng: Thành viên HTX tại Bắc Kạn; Hội đồng quản trị HTX tại Bắc Kạn; Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn; Liên minh HTX; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Kạn; Văn phòng xây dựng nông thôn mới; Đại học Thái Nguyên; Các Viện nghiên cứu trong nước và các cơ quan ban ngành khác có nhu cầu.
  • Tác động của dự án:

+ Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan: Mô hình HTX kiểu mới sẽ được nhân rộng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nói riêng và các HTX trên cả nước nói chung.

+ Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu: (i) Đối với tổ chức chủ trì: Dự án sẽ bổ sung thêm tài liệu tham khảo có giá trị cho các sinh viên, cao học viên và NCS các chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, Trồng trọt, Kinh tế phát triển, Quản lý kinh tế,…giúp giảng viên có thể hình thành một phần bài giảng có liên quan đến nội dung nghiên cứu của dự án và (ii) Đối với cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu: là căn cứ đầy đủ về lý thuyết và thực hành cho các hộ nông dân, các xã viên Hợp tác xã.

      + Đối với kinh tế - xã hội và môi trường:

Hiệu quả về kinh tế: Nâng cao được doanh thu, lợi nhuận cho HTX và thu nhập cho thành viên từ 10% trở lên mỗi năm.

Hiệu quả về xã hội: Giúp địa phương đạt được tiêu chí số 13 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới về hình thức tổ chức sản xuất. HTX tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, thành tích cao trong phong trào đời sống. Mức đóng góp xây dựng cộng đồng quy ra tiền trên 50 triệu đồng trong năm báo cáo.

Hiệu quả về môi trường: Dự án giúp giảm thiểu tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học nên góp phần bảo vệmôi trường sinh thái, tạo ra các sản phẩm nông sản hàng hóa chất lượng cao, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như người sản xuất.

INFORMATION OF RESEACH RESULT

1. General information

  • Project title: Building a new model of cooperative in production, processing and consumption of some commodity products in agricultural production in Bac Kan province
  • Code number: 4.2017.10
  • Principal Investigator: Ph.D. Nguyen Thi Lan Anh
  • Hosted by: Thai Nguyen University
  • Duration: 2017-2019

2. Objective

* General objective

To build successfully 01 new model of cooperative that effectively operates from production to product consumption into the market, and to contribute to develop the new rural process and sustainable poverty reduction in Bac Kan province.

* Specific objectives

  • To build a new model of cooperative to organize production, processing and consumption of several products in agricultural production, and to create a value chain of cellophane noodles products in Bac Kan province.
  • To improve the capacity of executive management and production management for the cooperative and its members to create safe products associated with the product value chain.
  • Supports cooperative to build a system of product quality control, traceability of agricultural products, and develops the brand of cooperatives.
  • Connecting and expanding agricultural consumption markets for cooperative, enhancing the role of cooperative in the sustainable value chain.

3. Cretiveness and innovativeness

The project is implemented in Con Minh commune, Na Ri district, Bac Kan province, that attracts attention to households in growing and processing arrowroot. The project has supported people from planting to processing following VietGAP standards, diversifying product packaging, and consuming products into the market. It has developed successfully a new model of agricultural cooperative associated with the market and the value chain, that lead to improve the living condition of people in Na Ri district and to promote socio-economic development in the locality in Bac Kan province.

4. Research results

  • Constructed 01 model of Con Minh cooperative operating under the new model of cooperative to organize production, processing, and consumption of all kinds of cellophane noodles, improved the capacity of executive management and organization of product management for cooperatives and members to create safe products that link to the value chain.
  • Connecting and expanding the market for agricultural products for cooperatives via the website: htxconminh.vn, selling products through supermarkets in Thai Nguyen and Hanoi.

5. Products

* Main outcomes of the project (reports)

  • Built 01 Con Minh Women Cooperative operating effectively and meeting the requirements of the new model cooperative.
  • Building 01 intensive farming model of 05 ha of arrowroot VIETGAP and continuing to scale up the model in Kunming commune.
  • Training, training with subjects entitled to participate in training 06 training classes on the topics developed
  • Summary report

* Articles

  • 02 domestic articles
  • Nguyen Thi Lan Anh, Dao Thi Huong (2018), Experience in building a new type of cooperative model for Bac Kan province ”, Thai Nguyen Journal of Science and Technology, 191(15), pp.47-50.
  • Nguyen Thi Lan Anh, Dao Thi Huong (2019), "Economic factors affecting the development of arrowroot production in Na Ri district, Bac Kan province", Thai Nguyen Journal of Science and Technology, Confirmed posted in September.

* Other products

  • 01 model survey report.

6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results

  • Method of transfer: The research results were transferred to the Union of Cooperative in Bac Kan province and supermarket system.
  • Address of application: Member of Cooperative in Bac Kan; Board of Cooperative in Bac Kan; Department of Science and Technology of Bac Kan province; Cooperative Union; Bac Kan Department of Agriculture and Rural Development; New rural construction office; Thai Nguyen university; Domestic research institutes and other agencies are in need.

- Impacts of the project:

+ For related Science & Technology fields: New model of cooperative will be replicated in Bac Kan province in particular and cooperatives across the country in general.

+ For economy - society and environment

Economic efficiency: Improves revenue, profits for cooperatives and income for members at least 10% each year.

Social effectiveness: Helping the locality achieve criterion number 13 in the national criteria on building a new rural in form of production organization.

Environmental efficiency: The project helps to minimize the use of pesticides and chemical fertilizers, thus it contributes to protect the ecological environment, to create high-quality agricultural products, and to protect consumer's health to meet food safety standards.