Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Đại học mã số ĐH2017-TN09-04 do TS. Đào Thị Thu Hương - Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

Đăng ngày: 13-05-2019 | 649 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

- Tên đề tài: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác đối với giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng Hà Giang

- Mã số: ĐH 2017-TN09-04

- Chủ nhiệm đề tài: Đào Thị Thu Hương

- Tổ chức chủ trì: Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật - Đại học Thái Nguyên

- Thời gian thực hiện: Tháng 01/2017 – Tháng 12/2018

2. Mục tiêu nghiên cứu

Xác định được một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất giống lúa nếp cạn có triển vọng phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của tỉnh Hà Giang

3. Tính mới và sáng tạo

Đề tài đã đưa ra một số biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với giống lúa nếp cạn đặc sản Khẩu Nua Trạng được trồng tại tỉnh Hà Giang như: thời vụ, tổ hợp mật độ phân bón, phương pháp phòng trừ cỏ dại thích hợp nhất.

4. Kết quả nghiên cứu

Đã xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp làm tăng năng suất và nâng cao hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp cạn đặc sản Khẩu Nua Trạng, cụ thể:

+ Thời vụ gieo hạt thích hợp cho giống sinh trưởng phát triển và đạt năng suất cao từ ngày 5 đến 20 tháng 6 dương lịch.

+ Mật độ và phân bón thích hợp cho giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng tại Hà Giang là 30 khóm/m2, bón phân cho 1 ha với lượng 1 tấn phân vi sinh + 60 kg N + 60 kg P­2O5 + 45 kg K­2O + 300 kg vôi bột. Tổ hợp mật độ và phân bón trên cho NSLT là 5,94 tấn/ha và NSTT là 3,83 tấn/ha.

+ Biện pháp phòng trừ cỏ dại hiệu quả nhất cho giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng là làm cỏ bằng tay sau gieo 25 ngày kết hợp phun Mizin 80 WP khi cỏ mọc lại 1 – 3 lá. Hoặc xử lý cỏ trước gieo 15 ngày bằng Lyphoxim kết hợp sau khi lúa mọc 45 ngày tiếp tục làm cỏ bằng tay.

5. Sản phẩm

5.1. Sản phẩm khoa học: Bài báo đăng tạp chí trong nước 02 bài

- Đào Thị Thu Hương, Trần Văn Điền, Dương Thị Nguyên (2017), “Nghiên cứu các phương thức phòng trừ cỏ dại trong canh tác giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng tại tinh Hà Giang”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, (6), tr. 95-99.

- Hoàng Thị Bích Thảo, Trần Văn Điền, Đào Thị Thu Hương, (2016), “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác đối với giống lúa nếp cạn đặc sản Khẩu Nua Trạng tại Hà Giang”, Tạp chí Nông nghiệp phát triển Nông Thôn, (302), tr. 52-58.

5.2. Sản phẩm đào tạo:

- Đề tài là một phần trong nội dung luận án tiến sĩ:

Trần Thị Thu Hương, (2018), Nghiên cứu kỹ thuật canh tác cho lúa nếp cạn đặc sản tại tỉnh Hà Giang, báo cáo luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.

- Đào tạo  02 sinh viên hệ cao đẳng:

+ Lùng Thị Óng (2017), Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách hàng gieo hạt đến khả năng sinh trưởng, phát triển của giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng tại Hà Giang, Báo cáo tốt nghiệp, Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật, ĐHTN.

+ Vũ Hoài Như (2017), Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ thích hợp giữa xen canh đậu tương và lúa cạn Hà Giang, báo cáo tốt nghiệp, Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật, ĐHTN.

5.3. Sản phẩm ứng dụng: 

01 quy trình kỹ thuật canh tác đối với giống lúa nếp cạn đặc sản Khẩu Nua Trạng.

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết qủa nghiên cứu

-  Phương thức chuyển giao: Sau khi kết thúc đề tài đã đề xuất được quy trình canh tác ứng dụng cho canh tác giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng tại tỉnh Hà Giang.

- Địa chỉ ứng dụng: Các khu vực có diện tích trồng lúa nếp cạn tại tỉnh Hà Giang

- Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác phù hợp cho giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng đạt năng suất, tăng hiệu quả kinh tế nhằm nâng cao thu nhập cho người dân trồng lúa cạn tại tỉnh Hà Giang và góp phần đẩy mạnh chuỗi sản xuất hàng hoá nông sản chất lượng.

 

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information

Project title: Research on farming techniques for the special upland rice in Ha Giang

Code number: ĐH2017-TN09-04

Coordinator: Dao Thi Thu Huong

Implementing institution: College of Economics and Technology – TNU - Thai Nguyen University

Duration: from 1/2017 to 12/2018

2. Objective

Determine several technical measures for increasing the productivity of the promising upland rice variety under the local climates and soil conditions.

3. Creativve and innivativeness

Contribute to the better process of Khau Nua Trang upland rice technical measures with the aims of promoting the chain of high quality agriculture products for higher incomes.

4. Research results

Determine several technical measures for increasing the productivity of the promising upland rice variety under the local climates and soil conditions: Several suitable technical measures have been determined to increase the productivity and economic efficiency of Khau Nua Trang upland sticky rice variety. Specifically: the seasonal sowing is chosen from 5th to 20th June with density of 30 rices per meter in square; the spaces between two trees and two rows are 17cm and 20cm, respectively; the fertilizer formula used per hectare is: organic fertilizer (1000kg) + N (60 kg) + P2O5 (60 kg) + K­2O (45 kg) + lime powder (300 kg); manual weeding is performed 25 days after sowing combining with Mizin spraying when grass has 1 to 3 leaves; or the weed is handled by using Lyphoxim 15 days before sowing then performing manual weeding after 45 days of rice growing. It can be illustrated from the experimental project model with new technical measures where the economic results are 35.7 to 42.7 percentages higher than those of practical models in two districts in Ha Giang.

5. Products

- Scientific products: 02 articles published in domestic magazines

+ Dao Thi Thu Hương, Tran Van Dien, Duong Thi Nguyen (2017), “ Study on weed control for cultivating Khau Nua Trang upland rice variety in Ha Giang Province”, Journal of Vietnam Agricultural science and Technology, (6), pp. 95-99.

+ Hoang Thi Bich Thao, Tran Van Dien, Dao Thi Thu Huong (2016), “ Cultivation techiques of special upland sticky rice variety Khau Nua Trang in Ha Giang”, Vietnam Journal of argriculture and rual development, (302), pp. 52-58.

- Training products: The topic is part of the content of the doctoral thesis (02 graduted students) and PhD candidate.

+ Lung Thi Ong (2017), Cultivation techiques of special upland sticky rice variety Khau Nua Trang, College of Economics and Techniques.

+ Vu Hoai Nhu (2017), Rearch on appopriate intercropping rate between soybean and upland rice in Ha Giang provice, College of Economics and Techniques.

- The topic is part of the content of the PhD candidate:

Tran Thi Thu Huong (2018), “Research on farming techniques for the special upland rice in Ha Giang”, PhD thesis report, Nong Lam University, Thai Nguyen University.

- Application products: Offer the procedure on farming techiques conducted special upland sticky rice varieties in Ha Giang province.

6. Transfer alternatives application, impacts and benefits of research results

- Transfer altematives: After finishing the project, offer the procedure on farming techiques conducted special upland sticky rice varieties in Ha Giang province.

- Application instutation: Upland sticky rice grow areas in Ha Giang provinece.

- Impacts and benefits of research: Contribute to the better process of Khau Nua Trang upland rice technical measures with the aims of promoting the chain of high quality agriculture products for higher incomes.