Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Đại học mã số ĐH2017-TN08-14 do TS. Phạm Công Toàn - Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

Đăng ngày: 13-02-2020 | 331 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

  • Tên đề tài: Vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ theo hướng bền vững ở vùng núi Việt Bắc, Việt Nam
  • Mã số: ĐH2017-TN08-14
  • Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Công Toàn
  • Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
  • Thời gian thực hiện: 2017-2018

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng vai trò của người phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở khu vực nông thôn miền núi Việt Bắc, Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm phát huy vai trò của họ trong phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng bền vững ở khu vực, góp phần vào giảm nghèo bền vững, cải thiện chất lượng cuộc sống cũng những  góp phần vào sự nghiệp hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới  của cả nước.

2.2. Mục tiêu cụ thể

  • Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về giới và vai trò của người phụ nữ dân tộc trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
  • Đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở các tỉnh vùng núi Việt Bắc, Việt Nam.
  • So sánh sự khác biệt về vai trò của phụ nữ dân tộc Tày giữa các vùng trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở các tỉnh vùng núi Việt Bắc, Việt Nam.
  • Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới vai trò của người phụ nữ dân tộc Tày trong các quyết định của hộ.
  • Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của người phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ theo hướng bền vững ở các tỉnh vùng núi Việt Bắc, Việt Nam.

3. Tính mới và sáng tạo

  • Đây là đề tài đầu tiên  nghiên cứu về vai trò của phụ nữ dân tộc Tày ở phạm vi  trên các tỉnh  thuộc khu vực miền núi Việt Bắc.
  • Đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở các tỉnh vùng núi Việt Bắc, Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người phụ nữ dân tộc Tày tham gia phần lớn các hoạt động sản xuất và tạo thu nhập cho hộ, cũng như các công tác xã hội và các hoạt động của gia đình. Nhưng việc ra quyết định, quản lý sản xuất và kiểm soát nguồn lực của hộ lại ít hơn nam giới.
  • Áp dụng phân tích t-test và ANOVA để phát hiện và so sánh vai trò của người phụ nữ giữa các tỉnh nghiên cứu.
  • Đề xuất được một số giải pháp phù hợp nhằm phát huy vai trò của người phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ theo hướng bền vững ở các tỉnh vùng núi Việt Bắc, Việt Nam.

4. Kết quả nghiên cứu

  • Đã hệ thống hóa và làm rõ được lý luận cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn giới và vai trò của người phụ nữ dân tộc trong phát triển kinh tế hộ gia đình;
  • Đã đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở các tỉnh vùng núi Việt Bắc, Việt Nam
  • Đã phân tích t-test và ANOVA để phát hiện và so sánh vai trò của người phụ nữ giữa cá tỉnh nghiên cứu;
  • Đã đề xuất được một số giải pháp phù hợp nhằm phát huy vai trò của người phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ theo hướng bền vững ở các tỉnh vùng núi Việt Bắc, Việt Nam.

5. Sản phẩm

5.1. Sản phẩm khoa học

Đăng 04 bài báo trong nước:

  1. Phạm Công Toàn, Nguyễn Thị Gấm, Lương Thị A Lúa (2019), “Thực trạng vai trò của phụ nữ dân tộc Tày ở huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn trong hoạt động sản xuất của hộ”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 18, tr.57-61.
  2. Nguyễn Thị Gấm, Tạ Thị Thanh Huyền, Lương Thị A Lúa, Lê Thu Hà (2019), “Vai trò của phụ nữ dân tộc Tày ở huyện Na Rì, tỉnh Bắc  Kạn trong các quyết định của hộ”, Tạp chí Kinh tế và Quản trị Kinh doanh,  9, tr.20-25.
  3. Nguyễn Thị Gấm, Lương Thị A Lúa (2019), “Vai trò của phụ nữ dân tộc Tày huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn trong tiếp cận và quản lý nguồn lực của hộ”, Tạp chí Khoa học và công nghệ, 201(08), tr.225-230.
  4. Nguyễn Thị Gấm, Đào Thị Hương (2019), Vai trò của phụ nữ  dân tộc Tày ở vùng núi Việt Bắc trong các quyết định của hộ, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 21, tr 47-50.

5.2. Sản phẩm đào tạo

Hướng dẫn 01 Luận văn Thạc sỹ:

  1. Học viên Lương Thị A Lúa, Giảng viên hướng dẫn Nguyễn Thị Gấm (2018), Vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, Biên bản họp ngày 29/07/2019, Điểm chấm: 8,9.

5.3. Sản phẩm ứng dụng

  • 01 bản báo cáo đề xuất kiến nghị về: Giải pháp phù hợp nhằm phát huy vai trò của người phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ theo hướng bền vững ở các tỉnh vùng núi Việt Bắc, Việt Nam.
  • 01 báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu: Vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ theo hướng bền vững ở vùng núi Việt Bắc Việt Nam.
  • 01 báo cáo tóm tắt: Vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ theo hướng bền vững ở vùng núi Việt Bắc Việt Nam.

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

  • Các bài báo khoa học được công bố trên các Tạp chí, Luận văn được công bố công khai trên trang web của Trường và được lưu trữ tại thư viện là nguồn thông tin hữu ích cho các đối tượng liên quan: các cơ quan và cá nhân tham gia hoạch định, thực thi chính sách, tham gia giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học với các chủ đề liên quan về vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ theo hướng bền vững;
  • Bản Đề xuất các kiến nghị về giải pháp được gửi tới Hội phụ nữ tỉnh Thái Nguyên để lấy ý kiến nhận xét và áp dụng vào thực tiễn.

INFORMATION ON RESEARCH FINDINGS

1. General information

  • Research title: The role of the Tay Ethnic Minority Women in the Household Economics Development toward Sustainability in the mountainous areas of Vietbac, Vietnam.
  • Code number: ĐH2017-TN08-14
  • Reaserch  leader: Dr. Pham Cong Toan
  • Implementing institution: University of Economics and Business Administration
  • Duration: 2017-2018

2. Objectives

2.1. General objectives

The study was conducted to evaluate the role of the Tay ethnici minority women in household economic development in rural areas of mountainous areas of Viet Bac, Vietnam in order to propose solutions to promote their role in developing a sustainable household economy in the region, contributing to sustainable poverty reduction, improving the quality of life and contributing to the cause of industrialization, modernization and new rural construction of the whole country.

2.2. Specific objectives

  • Systematizing the theoretical basis of gender and the role of ethnic women in household economic development.
  • Assessing the current situation of the role of the Tay ethnic minority women in household economic development in the mountainous provinces of Viet Bac, Vietnam.
  • Comparing the differences in the role of the Tay ethnic women among regions in household economic development in the mountainous provinces of Viet Bac, Vietnam.
  • Identifing factors affecting the role of Tay women in household decisions.
  • Proposing solutions to promote the role of the Tay ethnic women in sustainable household economic development in the mountainous provinces of Viet Bac, Vietnam.

3. Innovativeness and creativeness

  • This is the first research topic on the role of Tay ethnic women in the provinces in the mountainous areas of Viet Bac.
  • The research assessed the current situation of the role of the Tay women in household economic development in the mountainous provinces of Viet Bac and Vietnam. The research findings showed that the Tay women participated in most of the production and income generation activities for the households, as well as social activities and family activities. But decision making, their role in production management and control of household resources is less than that of the men.
  • The research applied T-test and ANOVA analysis to detect and compare the role of women between the research provinces.
  • The research proposed some solutions to promote the role of the Tay ethnic women in sustainable household economic development in the mountainous provinces of Viet Bac, Vietnam

4. Research findings

  • Systematized and clarified theory and practical experience of gender and the role of ethnic women in household economic development.
  • Evaluated the status of the role of the Tay ethnic women in household economic development in the mountainous provinces of Viet Bac, Vietnam.
  • T-test and ANOVA were used to analyze to detect and compare the role of women between the studied provinces.
  • Proposed a number of suitable solutions to promote the role of the Tay ethnic women in sustainable household economic development in the mountainous provinces of Viet Bac and Vietnam.

5. Products

5.1. Scientific products

  1. Pham Cong Toan, Nguyen Thi Gam, Luong Thi A Lua (2019), " Role of the Tay ethnic women in Na Ri district, Bac Kan province in household production activities", Economic Magazine and Forecasting, 18, pp.57-61.
  2. Nguyen Thi Gam, Ta Thi Thanh Huyen, Luong Thi A Lua, Le Thu Ha (2019), "The role of Tay ethnic women in Na Ri district, Bac Kan province in household decisions", Journal Economics and Business Administration, 9, pp.20-25.
  3. Nguyen Thi Gam, Luong Thi A Lua (2019), "The role of Tay ethnic women in Na Ri district, Bac Kan province in access and management of household resources", Journal of Science and Technology, 201(08), pp225-230.
  4. Nguyen Thi Gam and Dao Thi Huong (2019). Role of Tay ethnic women in Viet Bac mountainous areas in household decisions. Journal of Economics and Forecasting, 21, pp 47-50

5.2. Training products

Supervising 01 Master thesis:

  1. Luong Thi A Lua, Supervisor: Nguyen Thi Gam (2018), The role of Tay women in household economic development in Na Ri district, Bac Kan province. Defensed on 29 Sep 2019, Grade: 8,9.

5.3. Applying product

  • 01 report proposing recommendations on:  Solutions to promote the role of the Tay ethnic women in sustainable household economic development in the mountainous provinces of Viet Bac, Vietnam.
  • 01 report summarizing research results: The role of Tay women in developing household economy towards sustainability in mountainous areas of North Vietnam.
  • 01 summary report: The role of the Tay ethnic women in household economic development towards sustainability in the mountains of North Vietnam.

6. Method of transfer, application address, impact and benefits of the research findings

  • Scientific articles published in Journals, Thesis published publicly on the University's website and stored in the library are useful sources of information for related subjects: agencies and individuals participating in planning, implementing policies, participating in teaching, learning and scientific research with related topics on the role of Tay women in the development of household economy in a sustainable way.
  • Proposal of recommendations on solutions was sent to Thai Nguyen Women's Union to get comments and apply in practice.