Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Đại học mã số ĐH2017-TN04-08 do ThS. Ngô Thị Tú Quyên - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

Đăng ngày: 05-12-2019 | 1980 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

  • Tên đề tài: Khai thác mối quan hệ liên môn Toán - Tin trong dạy học Tin học 11 theo hướng bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
  • Mã số: ĐH2017-TN04-08
  • Chủ nhiệm đề tài:  ThS. Ngô Thị Tú Quyên
  • Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
  • Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 01/2017 đến 12/2018).

2. Mục tiêu

Nghiên cứu, xác định rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc bồi dưỡng năng lực GQVĐ và việc khai thác mối quan hệ liên môn Toán - Tin. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp sư phạm để khai thác mối quan hệ liên môn Toán - Tin trong dạy học Tin học 11 theo hướng bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

3. Tính mới và sáng tạo

  • Làm rõ quan niệm về “Mối quan hệ liên môn Toán - Tin” và hướng khai thác mối quan hệ liên môn Toán - Tin trong dạy học Tin học 11.
  • Xác định được một số biểu hiện, tiêu chí và mức độ đánh giá năng lực GQVĐ của HS trong việc khai thác mối quan hệ liên môn Toán - Tin vào dạy học Tin học 11.
  • Đề xuất được một số biện pháp sư phạm để khai thác mối quan hệ liên môn Toán - Tin trong dạy học Tin học 11, qua đó góp phần phát triển năng lực GQVĐ cho HS.

4. Kết quả nghiên cứu

  • Phân tích đặc điểm, nội dung chương trình môn Toán, Tin ở trường THPT, từ đó làm rõ quan niệm về “Mối quan hệ liên môn Toán - Tin” và hướng khai thác mối quan hệ liên môn Toán - Tin trong dạy học Tin học 11.
  • Xác định được một số biểu hiện, tiêu chí và mức độ đánh giá năng lực GQVĐ của HS thông qua việc khai thác mối quan hệ liên môn Toán - Tin trong dạy học Tin học 11.
  • Đề xuất được bốn biện pháp sư phạm để khai thác mối quan hệ liên môn Toán - Tin trong dạy học Tin học 11 theo hướng bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho HS.

5. Sản phẩm

03 bài báo được đăng trên tạp chí trong nước và quốc tế:

  1. Ngô Thị Tú Quyên (2017), “Khai thác mối quan hệ liên môn Toán - Tin trong dạy học giải bài tập Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợp”, Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 62(1), tr. 15-22.
  2. Ngo Thi Tu Quyen (2017), “Teaching the content of Combinatorics - Probabilities grade 11 in the direction of exploiting Mathematics - Informatics interdisciplinary relationship” (Dạy học nội dung Tổ hợp - Xác suất lớp 11 theo hướng khai thác mối quan hệ liên môn Toán - Tin), Сборник научных статей: “Современные проблемы науки и образования: традиции и новации”, Казахский национальный педагогический университет имени Абая, Kazakhstan, ISBN 978-601-298-581-8, pp. 80-87. 
  3. Ngô Thị Tú Quyên (2018), “Khai thác mối quan hệ liên môn Toán - Tin hỗ trợ học sinh lớp 11 tìm công thức số hạng tổng quát của dãy số cho bởi công thức truy hồi”, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr. 175-178.

4. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích đem lại của kết quả nghiên cứu:

  • Phương thức chuyển giao: Trực tiếp hoặc qua thư điện tử.
  • Địa chỉ ứng dụng:

+ Trường THPT.

+ Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

  • Tác động và lợi ích đem lại của kết quả nghiên cứu:

+ Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được triển khai trong công tác bồi dưỡng GV và có thể ứng dụng trong việc giảng dạy Tin học ở trường THPT.

+ Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho sinh viên và giáo viên Tin học tại các trường THPT. 

 

INFORMATION OF RESEARCH RESULTS

1. General Information

  • Project title: Exploiting Mathematics - Informatics interdisciplinary relationship in teaching of Informatics 11 with orientation of developing problem-solving capacity for students.
  • Code number: ĐH2017-TN04-08
  • Coordinator: MSc. Ngo Thi Tu Quyen
  • Implementing Institution: Thainguyen University of Education
  • Duration: 24 months (from 01/2017 to 12/2018).

2. Objectives

Researching and clearly defining the theoretical and practical basis for fostering problem-solving capacity and exploiting Mathematics - Informatics interdisciplinary relationship. On that basis, proposing pedagogical measures to exploit the Mathematics - Informatics interdisciplinary relationship in teaching Informatics 11 with orientation of developing problem-solving capacity for students. 

3. Creativeness and innovativeness

  • Clarifying the concept of "Interdisciplinary relationship of Mathematics - Informatics" and the direction of exploiting the Mathematics-Informatics interdisciplinary relationship in teaching Informatics 11.
  • Identifying a number of manifestations, criteria, and levels for evaluating student's problem-solving capacity in the exploitation of this Mathematics - Informatics interdisciplinary relationship into teaching Informatics 11.
  • Proposing some pedagogical measures in order to exploit the Mathematics - Informatics interdisciplinary relationship in teaching Informatics 11, thereby, contributing to the development of  problem-solving capacity for students at high schools.

4. Research results

  • Analyzing characteristics, contents in the program of Mathematics and Informatics in high schools, thereby, clarifying the concept of  “Mathematics - Informatics interdisciplinary relationship” and the direction of exploiting Mathematics - Informatics interdisciplinary relationship in teaching Informatics 11.
  • Identifying a number of manifestations, criteria and levels for evaluating the problem-solving capacity of students in the exploitation of the Mathematics - Informatics interdisciplinary relationship into teaching Informatics 11.
  • Proposing four pedagogical measures to exploit the Mathematics - Informatics interdisciplinary relationship in teaching Informatics 11 with orientation of developing problem-solving capacity for students. 

5. Products

Science products: Published 3 papers:

  1. Ngo Thi Tu Quyen (2017), “Exploiting Mathematics - Informatics interdisciplinary relationship in teaching solving exercises on Permutation - Arrangement - Combination", Journal of Science - Hanoi University of Education, Vol. 62, No. 1, pp. 15-22.
  2. Ngo Thi Tu Quyen (2017), “Teaching the content of Combinatorics - Probabilities grade 11 with orientation of exploiting Mathematics - Informatics interdisciplinary relationship”, Сборник научных статей: “Современные проблемы науки и образования: традиции и новации”, Казахский национальный педагогический университет имени Абая, Kazakhstan, ISBN 978-601-298-581-8, pp. 80-87.  
  3. Ngo Thi Tu Quyen (2018), “Exploiting Mathematics - Informatics interdisciplinary relationship to support grade 11 students to find the formula of general term of a sequence given by a recurrent formula”, Journal of Education, Special Number, Vol. 2 (May, 2018), pp. 175-178.

4. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results

  • Transfer method: Directly or via email.
  • Address of application:

+ High schools.

+ Thainguyen University of Education.

  • Impacts and benefits of research results:

+ The research results of the thesis can be deployed in the training of teachers and can be applied in teaching Information at high schools.

+ Research results of the project are references for students and teachers of Informatics at high schools.