Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Đại học mã số ĐH2015-TN04-12 do ThS. Nguyễn Thị Hạnh Phương - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

Đăng ngày: 09-04-2019 | 1052 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

- Tên đề tài: Nghiên cứu sự phát triển ngữ nghĩa của một số từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt theo giả thuyết nghiệm thân

- Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Hạnh Phương

- Mã số: ĐH2015-TN04-12

- Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

- Thời gian thực hiện: 24 tháng (Từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 12 năm 2016)

2. Mục tiêu

- Xác lập những tiền đề lí luận cơ bản liên quan đến đối tượng nghiên cứu; xác định quan điểm về nghiệm thân, đưa ra quan niệm riêng về từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt.

- Phân loại phạm trù từ ngữ chỉ cảm giác; xây dựng bộ tiêu chí xác định điển mẫu; miêu tả khách quan ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ cảm giác điển mẫu được thể hiện trong từ điển; miêu tả những biểu hiện ngữ nghĩa phong phú của chúng trong cuộc sống hằng ngày.

- Phân tích, diễn giải cơ sở nghiệm thân gắn với sự phát triển ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt; mô hình hóa sự phát triển ngữ nghĩa của chúng qua sơ đồ mạng lưới ngữ nghĩa (sơ đồ tỏa tia ý niệm) tổng quát.

3. Tính mới và sáng tạo

Đề tài dùng lí thuyết nghiệm thân của ngôn ngữ học tri nhận làm cơ sở lí giải cho sự phát triển ngữ nghĩa của từ ngữ trên ngữ liệu những từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt, hướng tới việc góp thêm tiếng nói khẳng định năng lực giải thích ngữ nghĩa của ngôn ngữ học tri nhận- một cách tiếp cận mới đang nhận được sự quan tâm đặc biệt hiện nay. 

Đối tượng nghiên cứu là sự phát triển ngữ nghĩa của một số từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt trên cơ sở nghiệm thân.

4. Kết quả nghiên cứu

- Xác lập được những tiền đề lí luận cơ bản liên quan đến đối tượng nghiên cứu; xác định quan điểm về nghiệm thân cũng như đưa ra quan niệm riêng về từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt.

- Phân loại được phạm trù từ ngữ chỉ cảm giác thành 2 nhóm lớn và 13 tiểu nhóm; xây dựng được bộ tiêu chí xác định điển mẫu của mỗi tiểu nhóm; miêu tả khách quan ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ cảm giác điển mẫu được thể hiện trong từ điển; miêu tả những biểu hiện ngữ nghĩa phong phú của chúng trong cuộc sống hằng ngày.

- Phân tích, diễn giải được cơ sở nghiệm thân gắn với sự phát triển ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt; mô hình hóa sự phát triển ngữ nghĩa của chúng qua mạng lưới ngữ nghĩa được biểu diễn theo sơ đồ tỏa tia ý niệm.

5. Sản phẩm

5.1. Sản phẩm khoa học

  1. Nguyễn Thị Hạnh Phương, (2014), “Bước đầu áp dụng thuyết nghiệm thân để tìm hiểu sự phát triển ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ cảm giác trong tiếng Việt”, Tạp chí Khoa học &

Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, (12), tr. 41-44.

  1. Nguyễn Thị Hạnh Phương, (2015), “Sự phát triển ngữ nghĩa của từ NGON trong tiếng Việt trên cơ sở nghiệm thân”, Kỉ yếu Hội thảo Ngữ học toàn quốc 2015, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr. 257-261.
  2. Nguyễn Thị Hạnh Phương, (2016), “Chuyển nghĩa ẩn dụ của những từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, (5), tr. 34-38.
  3. Nguyễn Thị Hạnh Phương, (2016), “Ngữ nghĩa của từ NGON trong tiếng Việt trên cơ sở nghiệm thân (so sánh với đơn vị tương đương trong tiếng Anh)”, Tạp chí Ngôn ngữ, (6), tr. 58- 68.
  4. Nguyễn Thị Hạnh Phương, (2017), Về ý niệm ĐỎ trong tiếng Việt, Bài gửi Hội thảo Ngôn ngữ học Quốc tế:“Các khuynh hướng ngôn ngữ học hiện đại và nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam”, Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội.

5.2. Sản phẩm đào tạo

  1. Nguyễn Thị Quý (2015), Bước đầu khảo sát sự phát triển ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ cảm giác thị giác trong tiếng Việt, Đề tài NCKH sinh viên, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.
  2. Nông Thị Thu (2015), Bước đầu khảo sát sự phát triển ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ cảm giác vị giác trong tiếng Việt, Đề tài NCKH sinh viên, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.
  3. Nguyễn Thị Quý (2016), Ngữ nghĩa của một số từ ngữ chỉ cảm giác thị giác trong mối quan hệ với văn hóa- tư duy dân tộc Việt, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.
  4. Nông Thị Thu (2016), Ngữ nghĩa của một số từ ngữ chỉ cảm giác vị giác trong mối quan hệ với văn hóa- tư duy dân tộc Việt, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.
  5. Nguyễn Thị Thu Ngà (2017), Sự phát triển nghĩa của từ chỉ cảm giác trong thành ngữ, tục ngữ người Việt (từ góc độ nghiệm thân), Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.
  6. Lương Thị Phương (2017), Sự phát triển ngữ nghĩa của một số từ chỉ cảm giác trong tiếng Việt (qua mạng xã hội), Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:

Kết quả của đề tài được sử dụng trong đào tạo cử nhân, cao học tại khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên và nghiên cứu ứng dụng trong làm từ điển tiếng Việt.

 

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information

Project title: Study the semantic development of some sensory words in Vietnamese language from an embodiment hypothesis view

Code number: ĐH2015-TN04-12

Coordinator: Master Nguyen Thi Hanh Phuong

Implementing Institution: TNU - University of  Education.

Duration from: 24 months (from January 2015 to November 2016)

2. Objective(s)

- Establish basic theoretical premises related to the research object; the concept of embodiment as well as the concept of sensory words in Vietnamese language.

- Classification of sensory vocabulary into 13 sub-groups; developed a set of prototype criteria for each subgroup; described the semantics of sensory words in dictionary, and their rich semantic expressions in everyday life.

- Analyzing and explaining the embodiment bases of semantic development of sensory words in Vietnamese language; modeled their semantic developments through the semantic network represented by a radial categories diagram.

3. Creativeness and innovativeness

The dissertation is aimed at using the embodiment of cognitive linguistics as the basis for the development of the semantics of words in the Vietnamese linguistic data of sensation. The research, thereby, would contribute to asserting the semantic interpretation of cognitive linguistics - a new approach that has been paid much attention in recent years.

The research object is study the semantic development of some sensory words in Vietnamese language on the basis of embodiment hypothesis view.

4. Research results

- Establish basic theoretical premises related to the research object; the concept of embodiment as well as the concept of sensory words in Vietnamese language.

- Classification of sensory vocabulary into 13 sub-groups; developed a set of prototype criteria for each subgroup; described the semantics of sensory words in dictionary, and their rich semantic expressions in everyday life.

- Analyzing and explaining the embodiment bases of semantic development of sensory words in Vietnamese language; modeled their semantic developments through the semantic network represented by a radial categories diagram.

5. Products

5.1.Scientific products:

  1. Nguyen Thi Hanh Phuong (2014), “Initial application of embodiment theory to explore the semantic development of sensory words in Vietnamese language”, Journal of Science and Technology – Thai Nguyen University, Vol. (12), pp. 41-44.
  2. Nguyen Thi Hanh Phuong (2015), "The semantic development of the word NGON in Vietnamese language on the basis of embodiment”, Proceedings of the National Conference on Linguistics 2015, Hanoi National University Publishing House, pp. 257-261.
  3. Nguyen Thi Hanh Phuong (2016), “Metaphorical transformation of sensory words in Vietnamese language”, Language of Life Magazine, Vol. (5), pp. 34-38.
  4. Nguyen Thi Hanh Phuong (2016), "Semantic meanings of the word NGON in Vietnamese language on the basis of embodiment (compared to the equivalent word in English)”, Journal of Language, Vol. (6), pp. 58-68.
  5. Nguyen Thi Hanh Phuong (2017), About the concept of “ĐỎ” in Vietnamese language, the International Conference on “Modern Linguistic Trends and Language Research in Vietnam”, Vietnam Institute of Linguistics, Hanoi.

5.2. Training products

  1. Nguyen Thi Quy (2015), “Initial application of embodiment theory to explore the semantic development of thi giac sensory words in Vietnamese language”, Subject Research Students, College of Education, Thai Nguyen University.
  2. Nong Thi Thu (2015), “Initial application of embodiment theory to explore the semantic development of vi giac sensory words in Vietnamese language”, Subject Research Students, College of Education, Thai Nguyen University.
  3. Nguyen Thi Quy (2016), "Semantic meanings of the some thi giac sensory word in Vietnamese language in cultural thinking of the Vietnamese”,, Senior Thesis, College of Education, Thai Nguyen University.
  4. Nong Thi Thu (2016), "Semantic meanings of the some vi giac sensory word in Vietnamese language in cultural thinking of the Vietnamese”, Senior Thesis, College of Education, Thai Nguyen University.
  5. Nguyen Thi Thu Nga (2017), "The semantic development of the sensory word in Vietnamese language idioms and proverbs (from an embodiment)", Senior Thesis, College of Education, Thai Nguyen University.
  6. Luong Thi Phuong (2017), "The semantic development of the sensory word in Vietnamese language (from social networks)", Senior Thesis, College of Education, Thai Nguyen University.

6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results

The results of the research used in training bachelors, postgraduate at the Department of Literature and Linguistic, College of Education, Thai Nguyen university and can dictionary study.