Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Đại học mã số ĐH2015-TN04-11 do TS. Nguyễn Mạnh Tiến - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

Đăng ngày: 09-04-2019 | 1098 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

Tên đề tài: Thành phần phụ của câu tiếng Việt nhìn từ góc độ kết trị của từ

Mã số: ĐH2015 - TN04 - 11

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Mạnh Tiến

Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2016

2. Mục tiêu

Nghiên cứu xác lập cơ sở lí luận của đề tài và trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và giải pháp cụ thể đối với việc xác định, phân loại, miêu tả các thành phần phụ của câu trong tiếng Việt dựa vào lí thuyết kết trị.

3. Tính mới và sáng tạo

Đây là đề tài đã vận dụng triệt để lý thuyết kết trị vào việc phân tích câu tiếng Việt về cú pháp.

Với đề tài này, các thành phần phụ của câu tiếng Việt được xác định, miêu tả dựa hoàn toàn vào thuộc tính cú pháp xét trong mối quan hệ tổ hợp (quan hệ kết trị) giữa các từ.

4. Kết quả nghiên cứu

1) Xác định, làm rõ bản chất, đặc điểm cú pháp của chủ ngữ dựa vào kết trị của động từ - vị ngữ. (Cũng như bổ ngữ, chủ ngữ là một kiểu diễn tố thể hiện kết trị bắt buộc của động từ).

2) Phân biệt chủ ngữ với bổ ngữ, dựa vào kết trị và sự hiện thực hóa kết trị của động từ, làm rõ ranh giới hay tính chất của sự đối lập (hiện tượng trung hòa hóa sự đối lập) giữa hai thành phần câu này trong tiếng Việt nhìn từ góc độ kết trị của động từ, qua đó, góp phần giải quyết những vấn đề tranh luận trong việc xác định chủ ngữ, bổ ngữ.

3) Chứng minh trạng ngữ là thành phần phụ của câu thể hiện kết trị tự do của vị từ (chứ không phải thành phần phụ “có quan hệ cú pháp với toàn bộ nòng cốt câu”); qua đó, giải quyết được khó khăn trong việc phân biệt trạng ngữ của câu với trạng ngữ của từ. Xác định tư cách thành phần câu của định ngữ với tư cách là yếu tố thể kết trị của danh từ.

4) Làm rõ bản chất của khởi ngữ nhìn từ góc độ kết trị của từ; chứng minh rằng khởi ngữ chỉ là biến thể biệt lập của các thành phần câu nhất định; qua đó, giải quyết được khó khăn, mâu thuẫn trong việc định nghĩa khởi ngữ, phân biệt nó với phần đề và các thành phần cú pháp khác của câu.

5. Sản phẩm

5.1. Sản phẩm khoa học

  1. Nguyễn Mạnh Tiến (2015), “Về vị trí cơ bản của trạng ngữ trong câu xét trong mối quan hệ kết trị với vị từ”, Ngôn ngữ, (7), tr. 46-58.
  2. Nguyễn Mạnh Tiến (2016), “Biến thể biệt lập của các thành phần câu trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ, (6), tr. 55-71.
  3. Nguyễn Mạnh Tiến (2016), “Bàn thêm về câu bị động có dạng N-V trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ và đời sống, (5), tr. 30-33.
  4. Nguyễn Mạnh Tiến (2016), “Về ranh giới giữa định ngữ và các thành phần phụ khác của câu”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ học, tr. 479-485.
  5. Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Mạnh Tiến (2016), “Về đặc điểm cú pháp của chú giải ngữ”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ học, tr. 325-321.
  6. Nguyễn Mạnh Tiến (2018), “Bàn thêm về cách biểu hiện của vị ngữ”, Ngôn ngữ, (1), tr. 58-64.

5.2. Sản phẩm đào tạo

  1. Nguyễn Thị Hồng Chuyên (2018), Các chu tố của động từ tiếng Việt (trên cứ liệu Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Công Hoan), Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.
  2. Đỗ Thị Hải Linh (2017), Tìm hiểu về cụm chủ vị làm thành phần câu (Trên cứ liệu tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí Đất rừng phương Nam), Khóa luận tốt nghiệp sinh viên, Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Thái Nguyên
  3. Lưu Thị Ly (2018), Tìm hiểu về trạng ngữ trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của tác giả Tô Hoài, Khóa luận tốt nghiệp sinh viên, Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Thái Nguyên.
  4. Nguyễn Thị Hoàng Trang (2018), Hiện tượng tỉnh lược thành phần câu trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi, Khóa luận tốt nghiệp sinh viên, Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Thái Nguyên.

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

Kết quả của đề tài có thể sử dụng để:

-  Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh thuộc chuyên ngành Ngữ văn, cho các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này.

- Nâng cao kĩ năng nghiên cứu và dạy học ngữ pháp tiếng Việt cho tác giả và các đồng nghiệp cùng chuyên ngành.

- Góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu dạy học tiếng Việt và Ngữ văn trong nhà trường.

- Phục vụ công tác đào tạo đại học tại Đại học Thái Nguyên.

 

INFORMATION ABOUT RESEARCH RESULTS

1. General information

Project title: The sub-component of the Vietnamese sentences from the perspective of the word valence

Code: ĐH2015-TN04-11

The Project chief: PhD. Nguyen Manh Tien

The leading organization: TNU - University of Education

Execution time: From January 2015 to December 2016

2. Objectives

Researching and establishing the theoretical foundations of the topic, and on that basis, the author suggests specific directions and solutions for the identification, classification and description of the sub-components of the sentences in Vietnamese language based on the theory of valence.

3. Creativeness and innovativeness

This is the topic that thoroughly applied the theory of valence into the Vietnamese sentence in terms of the syntax.

With this topic, the sub-components of the Vietnamese sentences shall be defined and described based entirely on the syntactic attributes in the relation of combination (valence) between words.

4. Research results

1) Identifying, clarifying the nature, syntactic characteristics of the subject based on the valence of the verb - predicate. (Like the complement, the subject is a type of expression that represents the compulsive form of the verb).

2) Distinguishing a subject from a complement based on the valence and valence realization of the verb, clarifying the boundary or the nature of the opposition (the phenomenon of the neutralization of the opposition) between the two components of this sentence in Vietnamese language from the perspective of the verb valence, thereby contributing to resolving the arguments in the definition of subject, complement.

3) Proving that the adverbial complement is a sub-component of sentences that express the free valence of a predicate (rather than the sub-component “that is syntactically related to the whole sentence”); Thus, it will help to deal with difficulties in distinguishing the adverbial complement of the sentence and the adverbial complement of the word. Interpreting and clarifying the problems of the basic position of the adverbial complement in the syntactic organization of the sentence.

4) Clarifying the nature of the sentence introducer from the perspective of the word valence; demonstrating that sentence introducer is only a variant of certain sentence components, thereby solving difficulties and conflicts in defining the sentence introducer, distinguishing it from the subject and other syntactic elements of the sentence.

5. Products

5.1. Scientific products

  1. Nguyen Manh Tien (2015), “About the basic position of the adverbial complement in the sentence in relation to predicate”, Journal of Language and Linguistics Studies, (7), 46-58.
  2. Nguyen Manh Tien (2016), “Isolated variations of the sentence components in Vietnamese language”, Journal of Language and Linguistics Studies, (6), 55-71.
  3. Nguyen Manh Tien (2016), “More discussions about the passive sentences in the form of N-V in Vietnamese language”, Journal of Language and Life, (5), pp. 30-33.
  4. Nguyen Manh Tien (2016), “On the boundary between the idioms and other subordinate clauses”, Proceedings of the International Conference on Researching and Teaching Linguistics, pp. 479-485.
  5. Nguyen Van Loc, Nguyen Manh Tien (2016), “About syntactic features of the language glossary”, Proceedings of the International Conference on Researching and Teaching Linguistics, pp. 325-321.
  6. Nguyen Manh Tien (2018), “More discussions about the expression of the predicate”, Journal of Language and Linguistics Studies, (1), 58-64.

5.2. Training products

  1. Nguyen Thi Hong Chuyen (2018), Circonstants of the vietnammese verbs (based on selected short stories by Nguyen Cong Hoan), Major: vietnammese language, code: 8.22.01.02, Master, s thesis summary of arts in vietnammese language and culture, TNU - University of Education.
  2. Do Thi Hai Linh (2018), Studying the (Subject - Predicate) cluster as a component of the sentence (from "Diary of A Cricket" and "The Southern Land") - Graduation Thesis, Thai Nguyen University of Education - Thai Nguyen University.
  3. Luu Thi Ly (2018), Studying the adverbs in “Diary of A Cricket” written by To Hoai - Graduation Thesis, Thai Nguyen University of Education, Thai Nguyen University.
  4. Nguyen Thi Hoang Trang (2018), Components reduction phenomenon in sentences in “The Southern Land” - Graduation Thesis, Thai Nguyen University of Education, Thai Nguyen University.

6. Method of transfer, application address, effects and benefits of the research results

The Project results can be used:

-  As the reference materials for students, learners and fellows in the field of philology, for researchers who are interested in this issue.

- Improving the skills of researching and teaching Vietnamese grammar to the author and colleagues in the same field.

- Making contributions to improving the quality of teaching and learning Vietnamese language and literature in the schools.

- Serving for training affairs at Thai Nguyen University.