Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Bộ mã số B2017-TNA-53 do TS. Đỗ Hằng Nga - Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

Đăng ngày: 05-11-2019 | 571 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.Thông tin chung

  • Tên đề tài: Tục lệ xã hội khu vực miền núi phía Bắc qua sử liệu hương ước trước năm 1945
  • Mã số: B2017-TNA-53
  • Chủ nhiệm đề tài: TS. Đỗ Hằng Nga; Email: ngadh@tnus.edu.vn; Điện thoại: 0967.968.273
  • Cơ quan chủ trì: Đại học Thái Nguyên
  • Thời gian thực hiện: Tháng 6/2017 - Tháng 6/2019

2. Mục tiêu

  • Công bố một nguồn sử liệu thành văn giá trị trong nghiên cứu lịch sử giai đoạn trước năm 1945 là các hương ước của khu vực miền núi phía Bắc được lập vào các năm 1921, 1937 và 1941.
  • Khôi phục bức tranh tục lệ xã hội truyền thống khu vực miền núi phía Bắc được phản ánh qua hương ước. Từ đó, làm sáng rõ diện mạo làng xã truyền thống khu vực miền núi phía Bắc trước Cách mạng tháng Tám với những mặt tích cực, hạn chế.
  • Rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn lịch sử, ứng dụng trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay.

3. Tính mới và tính sáng tạo

  • Lần đầu tiên, diện mạo, nội dung tục lệ xã hội trong các hương ước cải lương của khu vực miền núi phía Bắc được nghiên cứu một cách hệ thống, khách quan, khoa học. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra những  luận điểm khoa học tin cậy, xác đáng để khẳng định mặt tích cực và hạn chế của việc bảo lưu các giá trị tục lệ xã hội thông qua hương ước trước năm 1945.
  • Từ việc nghiên cứu các tư liệu lịch sử chân thực, đề tài khuyến nghị những ứng dụng vào quá trình soạn thảo nội dung, cách thức sử dụng quy ước văn hóa ở nông thôn khu vực miền núi phía Bắc hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả của các Quy ước văn hóa trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

4. Kết quả nghiên cứu

  • Đề tài đã khai thác nguồn tư liệu hương ước của khu vực miền núi phía Bắc với hơn 2000 trang văn bản được viết xen kẽ chữ Hán, chữ Nôm và một số phần bằng tiếng Pháp. Trong đó, số lượng lớn là hương ước các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng. Các tỉnh Bắc Kạn, Lào Cai, Tuyên Quang, … có số lượng hương ước không nhiều. Các hương ước cải lương được khai thác triệt để về nội dung và hình thức, từ đó tiến hành đánh giá giá trị lịch sử, văn hóa của nguồn tư liệu trên nhiều khía cạnh.
  • Đề tài đã phục dựng chân thực bức tranh tục lệ xã hội được phản ánh qua hương ước cải lương trước năm 1945. Trong đó, khắc họa sâu sắc 4 nhóm tục lệ cơ bản, gồm tục lệ về cơ cấu tổ chức và các quan hệ xã hội làng xã; tục lệ về việc bảo vệ an ninh làng xã; tục lệ nhằm bảo đảm đời sống tâm linh của cộng đồng; và tục lệ về việc bảo đảm các nghĩa vụ với nhà nước.
  • Đề tài đề xuất nhiều khuyến nghị ứng dụng vào quá trình soạn thảo nội dung, cách thức sử dụng quy ước văn hóa ở nông thôn khu vực miền núi phía Bắc hiện nay. Những khuyến nghị hướng đến việc làm cho các quy ước văn hóa thật sự là một công cụ tự quản của thôn làng, phù hợp đặc điểm, tình hình của địa phương, góp phần thiết thực vào quá trình thực hiện các tiêu chí nông thôn mới theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.

5. Sản phẩm

5.1. Sản phẩm khoa học

Sách chuyên khảo: 02

  1. Đỗ Hằng Nga (chủ biên, 2017), Lịch sử Đảng bộ xã Cao Kỳ, Nxb Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
  2. Đỗ Hằng Nga (2019), Vùng đất Phổ Yên (Thái Nguyên) qua một số tư liệu trước năm 1945, Nxb Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

Bài báo, báo cáo khoa học: 04

  1. Đỗ Hằng Nga, Phạm Quốc Tuấn (2018), “Việc thu thuế trong làng xã qua tư liệu hương ước cải lương tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 183 (7), tr.57-62.
  2. Đàm Thị Uyên, Đỗ Hằng Nga (2018), “Vài nét về hương ước của người Dao ở tỉnh Bắc Kạn năm 1932”, Tạp chí Dân tộc học, 4 (208), tr.52-59.
  3. Đỗ Hằng Nga (2018), “Vài nét về giáo dục và khoa bảng ở Thái Nguyên thời phong kiến”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 188 (12/3), tr.47-52.
  4. Đàm Thị Uyên, Đỗ Hằng Nga (2019), “Tục lệ cưới hỏi truyền thống ở châu Thoát Lãng, tỉnh Lạng Sơn”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (424), tr.61-65.

5.2. Sản phẩm đào tạo

Hướng dẫn 02 luận văn thạc sĩ:

  1. Lê Thu Trang (2018), Kinh tế của huyện Thuỷ Nguyên thành phố Hải Phòng (1986 - 2016), Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.
  2. Somephan Vongphim (2018), Đời sống kinh tế, văn hoá của cộng đồng người Việt Nam định cư tại tỉnh Champasak (Lào) từ năm 1986 đến năm 2016, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

6.1. Phương thức chuyển giao

  • Các bài báo khoa học về kết quả nghiên cứu của Đề tài.
  • Các kết quả nghiên cứu dưới dạng văn bản (báo cáo tổng kết đề tài, sách).

6.2. Địa chỉ ứng dụng

Hệ thống thư viện và các trường Đại học

6.3. Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

  • Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần phát triển nền tảng tri thức khoa học của sử học, dân tộc học. Sách tham khảo về vấn đề liên quan đến đề tài được xuất bản, thiết thực phục vụ sự nghiệp đào tạo chuyên ngành Lịch sử, Dân tộc học, Văn hóa học, Việt Nam học trong các trường đại học, cao đẳng.
  • Các công bố khoa học đăng trên tạp chí là những bài báo có hàm lượng khoa học, gợi mở những hướng nghiên cứu mới cho sinh viên, học viên và những người quan tâm đến văn hóa - xã hội khu vực miền núi phía Bắc.
  • Đề tài đóng góp thêm những luận chứng, luận cứ cụ thể, góp phần phục vụ việc hoạch định và triển khai các chính sách phát triển khu vực miền núi phía Bắc trên cơ sở khai thác những lợi thế từ nền tảng văn hóa - xã hội truyền thống.

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information

  • Project title: Social customs of the Northern mountainous areas through the use of village convention before 1945
  • Code number: B2017-TNA-53
  • Coordinator: Dr. Đỗ Hằng Nga
  • Implementing institution: Thai Nguyen university.
  • Duration: From 01/2017 to 06/2019             

2. Objective(s)

  • Publicizing a valuable historical source in historical research before 1945. They are the conventions of the Northern mountainous areas made in 1921, 1937 and 1941.
  • Restoring traditional social customs background in the Northern mountainous area  reflected in the village convention. Since then, it has clarified the face of traditional villages in the Northern mountainous region before the August Revolution with positive and limited sides.
  • Learning a lesson from from historical practices, applying in the process of a new rural construction today.

3. Creativeness and innovativeness

  • For the first time, the appearance and content of social customs in the reformed village conventions of the Northern mountainous region were systematically, objectively and scientifically studied. From that, the thesis proposes reliable and sound scientific arguments to affirm the positive and limited sides of the reservation of social customs values through the village convention before 1945.
  • From the study of true historical documents, the thesis recommends applications in the process of drafting content, beiside that, it points how to use cultural conventions in rural areas in the northern mountainous region today that contributing to improve high efficiency of cultural conventions in the process of new rural construction.

4. Research results

  • The thesis has exploited the material source of village conventions of the Northern mountainous region with more than 2000 pages of text written alternating Han, Nom and some parts in French. In particular, large numbers are the village conventions of provinces includes: Thai Nguyen, Lang Son,  Cao Bang, Bac Kan, Lao Cai, Tuyen Quang. The reformed village conventions have been thoroughly exploited in terms of content and form, from which to assess the historical and cultural values ​​of the sources in many aspects.
  • The thesis has faithfully restored the social customs picture reflected in the reformed village convention before 1945. The thesis also deeply depicts four basic groups of customs, including customs of organizational structure and social system; customs on protecting village security; customs to ensure the spiritual life of the community; and customs of securing obligations to the state.
  • The thesis proposes many recommendations to apply in the process of drafting content, ways of using cultural conventions in rural areas in the Northern mountainous areas today. Recommendations towards making cultural conventions truly a village self-governing tool, appropriate to local characteristics and situation, making practical contributions to the implementation of rural criteria just according to the new set of national criteria.

5. Products

Monographs: 02

  1. Do Hang Nga (2017), History of CaoKy Commune Party Committee, Thai Nguyen University Publishing, Thai Nguyen
  2. Do Hang Nga (2019), Pho Yen Land (Thai Nguyen) through some documents before 1945, Thai Nguyen University Publishing, Thai Nguyen.

Scientific articles: 04

  1. Do Hang Nga, Pham Quoc Tuan (2018), "Tax collection in villages through the reformed village convention of Thai Nguyen Province", Journal of Science and Technology, 183 (7), pp.57-62 .
  2. Dam Thi Uyen, Do Hang Nga (2018), "Some characteristics of the village convention of the Dao ethnic group in Bac Kan province in 1932", Journal of Ethnology, 4 (208), p.52-59.
  3. Do Hang Nga (2018), "Some aspects of education and faculties in feudal Thai Nguyen", Journal of Science and Technology, 188 (March 12), pp.47-52.
  4. Dam Thi Uyen, Do Hang Nga (2019), "Traditional marriage practices in Chau Tho Chau, Lang Son province", Journal of Culture and Arts, (424), pp.61-65.

Training results: 02 master of theses

  1. Le Thu Trang (2018), Economics of Thuy Nguyen district, Hai Phong city (1986 - 2016), Master thesis of University of education, Thai Nguyen University.
  2. Somephan Vongphim (2018), Economic and cultural life of the Vietnamese community residing in Champasak province (Laos) from 1986 to 2016, Master thesis of University of education, Thai Nguyen University.s

6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results

  • The research results of the project contribute to the development of the scientific knowledge base of history and ethnography. Reference books on issues related to published topics, practically serving the cause of specialized training in History, Ethnology, Culture, and Vietnam in universities and colleges.
  • The scientific publications published in the journal are articles of high scientific content, suggesting new research directions for students, students and people interested in culture and society in the Northern mountainous area.
  • The thesis contributes more specific arguments and arguments, contributing to the planning and implementation of development policies for the Northern mountainous region on the basis of exploiting the advantages from cultural background - traditional society.