Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Bộ mã số B2017-TNA-52 do TS. Lương Thị Hạnh - Trường Đại học Khoa học- Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

Đăng ngày: 08-11-2019 | 392 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.Thông tin chung

  • Tên đề tài: Tác động của phong tục tập quán đến quá trình xây dựng nông thôn mới khu vực miền núi phía Bắc
  • Mã số: B2017-TNA-52
  • Chủ nhiệm đề tài: TS. Lương Thị Hạnh
  • Email: hanhlt@tnus.edu.vn
  • Điện thoại: 0914892999
  • Cơ quan chủ trì: Đại học Thái Nguyên
  • Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2018

2. Mục tiêu

  • Đề tài nghiên cứu một cách khái quát những tác động của yếu tố phong tục, tập quán đến quá trình xây dựng nông thôn mới ở khu vực miền núi phía Bắc, qua các mặt: kinh tế, văn hóa – xã hội, môi trường... Đồng thời, luận giải nguyên nhân và thực trạng của các tác động này với mong muốn sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan địa phương và những ai quan tâm có cách nhìn tổng thể và sâu sắc vai trò của yếu tố phong tục tập quán đối với đời sống các tộc người.
  • Đề tài cũng chỉ ra một số giải pháp cụ thể bảo tồn và phát huy những phong tục, tập quán có ảnh hưởng tích cực và dần loại bỏ những phong tục, tập quán có ảnh hưởng tiêu cực trong đời sống, sản xuất của các tộc người.

3. Tính mới và tính sáng tạo

  • Lần đầu tiên diện mạo của phong tục tập quán tác động đến quá trình xây dựng nông thôn mới được nghiên cứu một cách hệ thống, khách quan, khoa học. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra những luận điểm khoa học tin cậy, xác đáng để khẳng định mặc dù hiện nay pháp luật được xác định là công cụ quan trọng nhất trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, song trong chừng mực nhất định, phong tục tập quán với những đặc trưng riêng của mình luôn là nguồn bổ sung, đôi khi ở một số lĩnh vực có thể thay thế pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, đặc biệt là các quan hệ cụ thể phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của một cộng đồng dân cư, một địa phương nhất định. 
  • Đặc biệt để tài cũng tập trung làm rõ những yếu tố tích cưc, tiêu cực của phong tục tập quán trong quá trình vận dụng vào xây dựng nông thôn mới. Từ đó đề xuất một số giải pháp khoa học phát huy yếu tố tích cực, khắc phục, tiến tới xóa bỏ dần những yếu tố tiêu cực cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, cản trở mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

4. Kết quả nghiên cứu

  • Đề tài cũng chỉ ra các giá trị của phong tục tập quán, và khẳng định những những giá trị đó bao gồm cả yếu tố tích cực lẫn yếu tố tiêu cực. Tuy nhiên, việc nhận diện yếu tố tích cực hay tiêu cực lại không dễ. Bởi cùng một phong tục tập quán, có thể ở dân tộc này, thời điểm này là tích cực còn dân tộc kia lại là lạc hậu. Song dù thế nào thì trong tiềm thức của các tộc người, phong tục tập quán luôn được coi là một chuẩn mực ổn định trong cách xử sự. Dựa vào những chuẩn mực này, các cộng đồng đã dùng nó làm công cụ để điều chỉnh hành vi ứng xử của con người trong các quan hệ giao tiếp hàng ngày và trong lao động sản xuất, như: khuyên răn, ca ngợi, khuyến khích cái thiện, cái tốt; lên án, phê phán cái ác, cái xấu,...
  • Đề tài góp phần vào việc nghiên cứu thực trạng của phong tục tập quán trong xu thế biến đổi xã hội và văn hóa trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
  • Chỉ ra những giá trị tích cực của phong tục tập quán cần được bảo tồn, phát triển và những nét phi văn hóa tiêu cực cần hạn chế trong công cuộc xây dựng làng bản văn hóa mới, nông thôn mới hiện nay.
  • Từ những kết quả nghiên cứu khảo sát, đề tài đã cung cấp nguồn tư liệu phong phú phục vụ nhu cầu nghiên cứu chính sách văn hóa trong việc bảo tồn văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa mới ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm đáp ứng yêu cầu gắn kết cộng đồng, giữ gìn bản sắc tộc người phục vụ phát triển đất nước.

5. Sản phẩm

5.1. Sản phẩm khoa học

Sách tham khảo: 01

  1. Lương Thị Hạnh  (2019), Phong tục cưới hỏi của người Tày Bắc Kạn, Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên (Đã có giấy xác nhận xuất bản của Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên).

Bài báo, báo cáo khoa học: 03

  1. Lương Thị Hạnh (2017), “Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí Khoa học và công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 172 (12/2), tr.137-142.
  2. Lương Thị Hạnh (2018), “Vai trò của trưởng thôn và người có uy tín trong xây dựng nông thôn mới ở vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí Dân tộc học, số 6 (210), tr.85-91.
  3. Lương Thị Hạnh (2019), “Vai trò của phong tục tập quán đối với phong trào xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Cao Bằng”, Tạp chí Dân tộc học, số 5 (215), tr 77-84.

5.2. Sản phẩm đào tạo: Hướng dẫn 01 Thạc sĩ

  1. Đinh Thị Thanh Nga (2017), Hôn nhân hiện nay của người Nùng An ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng, Luận văn Thạc sĩ, Chuyên ngành Dân tộc học, Mã số: 60 31 03 10, Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

Về khoa học:

  • Công bố được một số kết quả mới, có ý nghĩa khoa học trên các tạp chí chuyên ngành, hội thảo khoa học liên quan chủ đề nghiên cứu của đề tài.
  • Xuất bản 01 sách tham khảo phục vụ đào tạo đại học và sau đại học thuộc ngành Nhân học, Lịch sử, Văn hóa học,...

Về giáo dục và đào tạo:

  • Hướng dẫn luận văn thạc sĩ, phục vụ hiệu quả cho công tác giảng dạy sau đại học chuyên ngành Nhân học/Dân tộc học, Văn hóa học tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên.

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General Information

  • Project title: The impact of customs on the process of building new countrysid in the Northern mountainous area
  • Code number: B2017-TNA-52
  • Coordinator: Luong Thi Hanh, PhD
  • Email: hanhlt@tnus.edu.vn
  • Phone: 0914892999
  • Implementing institution: Thai Nguyen University
  • Duration: From january 2017 to December 2018

2. Objectives

  • The thesis generally studies the impacts of customs and practices on the process of building new countryside in the Northern mountainous area, include: economy, culture - society, environment. At the same time, it explains the causes and situation of these impacts, expected to help policymakers and those who are interested have a holistic and profound perspective the role of traditional factors in ethnic groups’ life.
  • The thesis also points out a number of specific solutions to preserve and promote the customs and practices that have a positive influence and gradually eliminate those that have negative effects in the life and production of ethnic groups.

3. Creativeness and innovativeness:

  • For the first time, the appearance of customs and practices have a affect to the construction process of new countryside that has been been systematically, objectively and scientifically studied. On that basis, the thesis proposes reliable and sound scientific arguments to assert that the current law is considered to be the most important tool in regulating social relations, but in particular, customs and practices with their own characteristics are always complementary, sometimes they can replace the law governing social relations, especially specific ones arising in the daily life of a residential community or a certain locality.
  • Especially, the thesis also focus on clarifying the positive and negative elements of customs and applying them to the construction of new rural areas. From that, the thesis also proposes a number of scientific solutions to promote positive factors, overcome, gradually eliminate negative factors that hinder socio-economic development, hinder the goal of building a new countryside.

4. Research results

The thesis also points out the values ​​of customs and affirms​​ positive and negative values. However, identifying positive or negative factors is not easy. By the same customs and traditions, maybe in this nation, this time is positive and the other is backward. However, in the subconscious of ethnic groups, customs are always considered a stable standard in manners. Based on these standards, communities have used it as a tool to regulate human behavior in daily relationships and in productive labor, such as: admonition, praise, and encouragement, encourage good and good; condemn, criticize evil, evil.

- The thesis contributes to the study of the reality of customs and traditions in the trend of social and cultural changes in the process of industrialization - modernization.

- The thesis point out the positive values ​​of customs and practices that need to be preserved, developed and negative non-cultural traits that need to be limited in the construction of new cultural villages and new rural areas today.

From the results of the research and surveys, the topic has provided a rich source of materials to serve the needs of researching cultural policies in preserving culture and building new cultural life in ethnic minority areas. minorities, in order to meet the requirements of community cohesion, preserving ethnic identities for the country's development.

5. Products

5.1. Scientific publications

Monograph: 01

  1. Luong Thi Hanh (2019), Wedding customs of the Tay ethnic in Backan province, Thai Nguyen University Publishing (Had a confirmation of publication by Thai Nguyen University Publishing House).

Scientific articles: 3

  1. Luong Thi Hanh (2017), “The role of ethnic minority women in building a new countryside in BacKan province”, Journal of Sciences and Technology, Thai Nguyen University, No 172 (12/2), 137-142.
  2. Luong Thi Hanh (2018), “Roles of village heads and prestigious people in new rural construction in ethnic minority areas in BacKan province”, journal of ethnography, No 6 (210), pp.85-91.
  3. Luong Thi Hanh (2019), “The role of customs and traditions for the movement of building a new countryside in CaoBang province”, journal of ethnography, No 5 (215), pp. 77-84.

5.2. Training results:  01 master of theses

Dinh Thi Thanh Nga (2017), The current marriage of Nung An people in Phuc Sen commune, Quang Uyen district, Cao Bang province, Master's Thesis, Major in Ethnography, Code: 60 31 03 10, Academy Social sciences - Vietnam Academy of Social Sciences.

6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results

About the science:

  • Publicizing a number of new and meaningful scientific results in specialized journals and scientific seminars related to the research topic of the topic.
  • Publish 01 reference book for undergraduate and graduate training in Anthropology/ Ethnography, History, Cultural Studies, ...

Regarding education and training:

Instructing Master's Thesis, effectively serving postgraduate teaching majors in Anthropology and Cultural Studies at the Vietnam Academy of Social Sciences and Thai Nguyen University of Science.

Lịch nghiệm thu