Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Bộ mã số B2017-TNA-51 do PGS.TS. Cao Thị Hồng - Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

Đăng ngày: 16-04-2019 | 888 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.Thông tin chung

  • Tên đề tài: Phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1986-2016
  • Mã số: B2017-TNA-51
  • Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Cao Thị Hồng
  • Email: hongct@tnus.edu.vn
  • Điện thoại: 0913.546.626
  • Cơ quan chủ trì: Đại học Thái Nguyên
  • Thời gian thực hiện: Tháng 3/2017 – Tháng 3/2019

2. Mục tiêu

  • Đề tài khái quát diện mạo phê bình văn học giai đoạn 1986 - 2016 dưới sự tác động của những quy luật phát triển văn học, chỉ ra những đặc điểm khác biệt của phê bình văn học giai đoạn này so với phê bình văn học của giai đoạn trước thời kỳ đổi mới. 
  • Khẳng định những thành tựu của phê bình văn học Việt Nam 30 năm đổi mới trên một số phương diện cả về mặt lý luận và thực tiễn của đời sống văn học. Đặc biệt là việc tiếp thu sáng tạo lý thuyết văn học hiện đại phương Tây để luận giải các hiên tượng văn học, từ đó làm thay đổi hệ hình tư duy phê bình văn học, trên cơ sở đó tạo sinh khí mới cho đời sống phê bình văn học dân tộc ở thời kỳ đổi mới và hội nhập với văn hóa thế giới.
  • Chỉ ra những giới hạn của phê bình văn học giai đoạn này và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng phê bình văn học ở Việt Nam nhằm hướng đến xây dựng một nền lý luận - phê bình dân tộc và hiện đại, khoa học và nhân văn trên tinh thần tôn trọng những giá trị mang tính học thuật đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển của đất nước trong xu thế toàn cầu hóa văn hóa.
  • Đề tài hướng đến xây dựng một chuyên luận để làm tài liệu phục vụ cho việc đào tạo sinh viên, học viên sau đại học cũng như phục vụ cho việc nghiên cứu của những ai quan tâm đến đời sống lý luận phê bình văn học nước nhà.

3. Tính mới và tính sáng tạo

  • Lần đầu tiên diện mạo, đặc điểm nền phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1986-2016 được nghiên cứu một cách hệ thống, khách quan, khoa học. Trên cơ sở đó đề tài nghiên cứu đưa ra những  luận điểm khoa học tin cậy, xác đáng để khẳng định thành tựu và giới hạn của nền phê bình văn học nước nhà thời kỷ đổi mới.
  • Đề tài đặc biệt tập trung phân loại, phân tích sâu sắc các khuynh hướng phê bình văn học trên cơ sở các hệ hình tư duy triết mỹ mà nó chịu ảnh hưởng về mặt lý thuyết để giải mã các hiện tượng văn học, từ đó đúc kết những bài học kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp khoa học phát huy thuận lợi và góp phần triệt để khắc phục những giới hạn của đời sống phê bình văn học hiện nay.

4. Kết quả nghiên cứu

  • Đề tài đã chỉ rõ đặc điểm phê bình văn học Việt Nam (1986 -2016) dưới sự tác động của nhiều yếu tố: chính trị, văn hóa, xã hội. Khẳng định thành tựu và giới hạn của phê bình văn học qua 30 năm đổi mới và phát triển.
  • Đề tài đã nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu của phê bình văn học (1986-2016) như sự đổi mới tư duy và phương pháp trong lý luận về phê bình văn học, tiếp nhận văn học. Những thành tựu và hạn chế của phê bình văn học. Đi sâu phân tích một số sự kiện tranh luận văn học cơ bản trong phê bình văn học từ 1986 đến 2016 để rút ra những bài học kinh nghiệm về việc nâng cao chất lượng học thuật, văn hóa tranh luận, năng lực quản lý về văn hóa văn nghệ.
  • Đề tài đã nghiên cứu hệ thống một số khuynh hướng phê bình chủ yếu từ năm 1986 đến 2016 như: Khuynh hướng phê bình thi pháp học;  Khuynh hướng phê bình phân tâm học; Khuynh hướng phê bình hiện sinh;  Khuynh hướng phê bình văn học nhìn từ văn hóa; Khuynh hướng phê bình văn học nhìn từ mỹ học tiếp nhận hiện đại.
  • Trên cơ sở nghiên cứu việc tiếp nhận lý thuyết hiện đại phương Tây trong phê bình văn học ở Việt Nam (1986 – 2016), chủ nhiệm đề tài cũng đã ứng dụng một số lý thuyết văn học để luận giải, phê bình một số vấn đề mà đời sống văn học đương đại đặt ra.

5. Sản phẩm

5.1. Sản phẩm khoa học

Sách chuyên khảo: 01

  1. Cao Thị Hồng (2017), Lý luận, phê bình văn học: Một góc nhìn mới, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

Bài báo, báo cáo khoa học: 12

  1. Cao Thị Hồng (2017), “Tiếp nhận tự sự học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam (1986-2016)”, Nghiên cứu và dạy học Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới giáo dục, Nxb Đại học sư phạm Huế, tr.166-177.
  2. Cao Thị Hồng (2017), “Tiểu thuyết Những người mở đường của Hồ Thủy Giang nhìn từ đặc điểm thể loại”, Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, (259), tr.6-13.
  3. Cao Thị Hồng (2017), “Mỹ nhân nơi đồng cỏ của Lê Hoài Nam, nhìn từ đặc trưng tiểu thuyết”, Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, (272), tr.18-24.
  4. Cao Thị Hồng (2018), “Nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam trong xu hướng toàn cầu hóa nhìn từ lý thuyết hiện sinh”, Nghiên cứu văn học, 8 (558), tr.57- 69.
  5. Cao Thị Hồng (2018), “Thân phận con người trong thơ Nguyễn Vỹ”, Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, (284), tr.25-29.
  6. Cao Thị Hồng (2018), “Thân phận con người trong thơ Lưu Quang Vũ, Lưu Quang Vũ, những đối thoại nghệ thuật, Nxb Đà Nẵng, tr.144 -156.
  7. Cao Thị Hồng (2018), “Thơ tình Nguyễn Bính từ góc nhìn nữ quyền luận”, Lý luận Phê bình văn học Nghệ thuật, (6), tr.72-79.
  8. Cao Thị Hồng (2018), “Nỗi đau trần thế...”, Văn nghệ, (40), tr.17.
  9. Cao Thị Hồng (2019), “Chức năng văn học, hệ giá trị góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh”, Giáo dục giá trị trong nhà trường, Nxb Đại học Huế, tr.98-106.
  10. Cao Thị Hồng (2019), “Nhận thức về vấn đề “Nhà văn như một công nhân, nghệ thuật như là sản phẩm” nhìn từ thực tiễn xã hội hóa văn học, nghệ thuật ở Việt Nam, Lý luận Phê bình văn học Nghệ thuật, (1), tr. 29-36.
  11. Cao Thị Hồng (2019), “Triết lý yêu trong thơ tình Xuân Diệu”, Văn hóa văn nghệ Bạc Liêu, (111+112+113), tr.78-81.
  12. Cao Thị Hồng (2019), “Cảm thức về phái đẹp trong thơ Hàn Mặc Tử”, Lý luận Phê bình văn học Nghệ thuật, (3), tr.65-75.

5.2. Sản phẩm đào tạo: Hướng dẫn 02 luận văn thạc sĩ

  1. Hoàng Thị Thu Loan (2017), Đặc điểm tiểu thuyết Lê Hoài Nam, Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên.
  2. Trần Thị Huyền (2017), Phong cách truyện ngắn Lê Văn Thảo, Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên.

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

Về khoa học:

  • Công bố được một số kết quả mới, có ý nghĩa khoa học trên các tạp chí chuyên ngành quốc gia, hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế (liên quan chủ đề nghiên cứu của đề tài).
  • Xuất bản 01 sách chuyên khảo phục vụ đào tạo đại học và sau đại học thuộc ngành Văn học (Cuốn sách mang lại hiệu ứng tốt cho cộng đồng và được nhận Tặng thưởng công trình Lý luận, phê bình xuất sắc năm 2018 của Hội đồng Lý luận phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương).

Về giáo dục và đào tạo:

  • Hướng dẫn thạc sĩ, phục vụ hiệu quả cho công tác giảng dạy sau đại học chuyên ngành Văn học Việt Nam tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên.

 

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General Information

  • Project title: Vietnamese literary criticism in the period from 1986 to 2016
  • Code number: B2017-TNA-51
  • Coordinator: Assoc. Dr. Cao Thi Hong
  • Email: hongct@tnus.edu.vn
  • Phone: 0913546626
  • Implementing institution: Thai Nguyen University
  • Duration: From 3/2017 to 3/2019

2. Objectives

  • The research gives broad generalizations of the theme of literary criticism during the period from 1986 to 2016 under the influence of literary development rules; and points out the different characteristics of literary criticism in this period compared to literary criticism of the pre-renovation period.
  • The research affirms the achievements of Vietnam's literary criticism after 30 years of reform on a number of aspects, in terms of both theory and practice in literary life. In particular, the thesis focuses on achievements of the acquisition of Western modern literary theory to interpret literary phenomena, thereby changing the system of literary criticism and breathe new life into the national literary criticism in the era of innovation and integration with world culture.
  • The research points out the limitations of this period of literary criticism and proposes solutions to improve the quality of literary criticism in Vietnam with a view to forming a literary theory and criticism foundation system – traditional and modern, scientific and humane, in the spirit of respecting academic values ​​to meet the needs of the integration and development of the country in the trend of cultural globalization.
  • The research aims to build a treatise to serve as a training course for undergraduates and postgraduates as well as for the study of those who are interested in the national literary criticism life.

3. Creativeness and innovativeness

  • For the first time, the characteristics of Vietnamese literary criticism in the period from 1986 to 2016 were studied in a systematic, objective and scientific way. On that basis, the research offers reliable scientific arguments to affirm the achievements and limitations of the country's literary criticism in the era of renovation.
  • The research focuses particularly on the classification and in-depth analysis of literary criticism trends based on the philosophical thinking systems that are theoretically influenced to decode literary phenomena and hence, acquires experience lessons and suggests scientific solutions to promote advantages and thoroughly overcome the limitations of the current literary criticism.

4. Research results

  • The research has pointed out the characteristics of Vietnamese literary criticism (1986-2016) under the influence of many factors: politics, culture and society, and affirmed the achievements and limitations of literary criticism over 30 years of renovation and development.
  • The research has studied some key issues of literary criticism (1986-2016) such as the innovation of thinking and methods in the literary theory and criticism as well as literary understanding, and the achievements and limitations of literary criticism during which period. The research carried out an in-depth analysis of some of the basic literature debate events in literary criticism from 1986 to 2016 to draw lessons on improving academic quality, debate culture and arts and culture management capacity.
  • The research has analyzed systematically some of the most prevalent literary criticism trends during 1986-2016, namely:“Poetry sutudy criticism tendency”, “Psychoanalysis criticism tendency”, “Existential criticism tendency”, “Literature criticism tendency  from cultural viewpoint”, “Literature criticism tendency from modern aesthetics viewpoint”
  • On the basis of the study of the acquisition of Western modern literary theory in Vietnamese literature during (1986-2016), the research coordinator has employed the theory to interpret and critique some of the issues that result from the modern literary life.

5. Products

5.1. Scientific publications

Monograph: 01

  1. Cao Thi Hong (2017), Literary theory and criticism: A new perspective, Publisher Writers' Association, Hanoi.

Scientific articles:  12

  1. Cao Thi Hong (2017), “Narratology in literature research in Vietnam (1986-2016”, Studying and teaching Literature in the context of educational innovation, Publisher Hue University of Education, pp. 166-177.
  2. Cao Thi Hong (2017), “Ho Thuy Giang's Pathfinders studied from the theory of characteristics of the novel genre”, Vietnam Journal of Art Forum, (259), pp. 6-13.
  3. Cao Thi Hong (2017), “Le Hoai Nam’s the beauty in the grassland studied from the characteristic theory of novel genre”, Vietnam Journal of Art Forum, (272), pp. 18-24.
  4. Cao Thi Hong (2018), “Vietnamese literature research and criticism in the trend of globalization as seen from existential theory”, Literary research, (558), pp. 57-69.
  5. Cao Thi Hong (2018), “Human Status in Nguyen Vy's poetry”, Vietnam Journal of Art Forum, (284), pp. 25-29.
  6. Cao Thi Hong (2018), “Human status in Lưu Quang Vũ's poetry”, Lưu Quang Vũ, artistic dialogues Institute of Literature, Danang University, pp. 144-156.
  7. Cao Thi Hong (2018), “Nguyễn Bính's love poems from feminist perspectives”, Literary theory and criticism of Arts and Literature (6), pp. 72-79.
  8. Cao Thi Hong (2018), “The earthly pain…”, Arts,(40), pp. 17.
  9. Cao Thi Hong (2019), “Function of Literature – the Value System in Perfecting Student’s personality”, Value Education in Schools, Hue University, pp. 98-106.
  10. Cao Thi Hong (2019), “Awareness on the issue of "Writer as a worker, art as a product" seen from the practice of socializing literature and art in Vietnam” Literary theory and criticism of Arts and Literature, (1), pp. 29-36.
  11. Cao Thi Hong (2019), “Philosophy of love in the love poem Xuan Dieu”, Bac Lieu cultural and artistic culture, (111+112+113), pp. 78-81.
  12. Cao Thi Hong (2019), “The Sense of Women in Han Mac Tu”, Literary theory and criticism of Arts and Literature, (3), pp.65-75.

5.2. Training results:  02 master of theses

  1. Hoang Thi Thu Loan (2017), Characteristics of Le Hoai Nam's novel, Master thesis University of Science, Thai Nguyen University.
  2. Tran Thi Huyen (2017), Style of Le Van Thao’s short stories, Master thesis University of Science, Thai Nguyen University.

6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results

From the Science aspect:

  • Announcing some new and significant scientific results in national specialized journals, national and international scientific conferences (related to the research).
  • Publishing a monograph for undergraduates and postgraduates training in Literature (The book brings good effect to the community and is awarded with the Prize for Excellent Theory and criticism in 2018 of The National Association of Theory and Criticism of Arts and Literature).

From the Education and Training aspect:

  • Applicable as an effective guide for master’s students and post-graduate teaching in Vietnamese Literature at University of Science – Thai Nguyen University.